Tình ảo, đời thực
Phạm Văn Nguyên (SN 1989, Thái Nguyên) sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em. Khác với bạn bè cùng trang lứa, tuổi thơ của Nguyên là những tháng ngày sáng cắp sách đến trường, chiều phụ giúp cha mẹ công việc gia đình, đồng ruộng. Thế nên theo học được đến hết cấp 2, Nguyên nghỉ học, ở nhà phụ giúp cha mẹ.
Được một vài năm, Nguyên xuống Hà Nội làm thuê, làm mướn, kiếm tiền nuôi sống bản thân. Sau những tháng ngày nay làm việc ở đây, mai làm việc ở chỗ kia, thông qua sự giúp đỡ, giới thiệu của người quen, cuối cùng Nguyên xin được chân trông giữ xe. Công việc không quá vất vả, chỉ ngồi một chỗ trông giữ xe nên Nguyên “giết” thời gian bằng việc xem phim, xem ca nhạc trên truyền hình.
Qua những tin nhắn, những cuộc điện thoại, Nguyên được biết Mỹ Duyên khoảng 16 tuổi, chưa có người yêu. Cũng như Nguyên, sau khi thôi học, Duyên khăn gói từ Hòa Bình (quê Duyên) xuống Hà Nội kiếm việc làm. Vì cùng cảnh ngộ kiếm sống nơi đất khách quê người, Nguyên tìm được sự đồng cảm nơi Duyên. Còn Duyên, cô bé cũng cảm thấy thích Nguyên nên đã gửi cho Nguyên xem tấm hình mới nhất của mình. Nhìn cô bé có gương mặt xinh xắn, phổng phao, đầy nữ tính, Nguyên biết mình đã “phải lòng” Duyên. Thế nên khi biết được địa chỉ chỗ làm của Duyên, Nguyên đã vội vã đến gặp cô bé để thổ lộ tình yêu của mình. Nhận được cái gật đầu đồng ý làm người yêu của Duyên, Nguyên thấy mình là chàng trai may mắn và hạnh phúc nhất trần đời.
Để chứng tỏ tình yêu của mình, dù mưa gió, bão bùng, Nguyên vẫn không ngần ngại chở Duyên về quê. Có thể nói Duyên có một vị trí quan trọng trong trái tim Nguyên. Chỉ cần nhận được tin nhắn muốn về quê của Duyên, ngay lập tức Nguyên xin nghỉ làm, lấy xe máy đưa cô bé về và ngược lại.
Đang ấp ủ những ước mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ” với Duyên thì vào một ngày, Nguyên nhận được tin nhắn của Duyên nói lên đón cô bé xuống Hà Nội. Gặp nhau, thay vì xuống Hà Nội như dự tính ban đầu, Duyên rủ Nguyên đưa mình lên thành phố Hòa Bình chơi.
Sau khi đi chơi thấm mệt, đôi trẻ đi thuê nhà nghỉ ngủ qua đêm để sớm hôm sau xuống Hà Nội sớm. Và rồi chuyện gì đến cũng đến, trong đêm khuya vắng thanh tĩnh, cô bé Duyên đã chủ động “dâng trái cấm” cho người mình yêu (Duyên sinh ngày 23/1/1997, chưa đủ 16 tuổi khi quan hệ tình dục với Nguyên). Sau lần ấy, mỗi khi có cơ hội gần nhau, Nguyên và Duyên lại rủ nhau “làm chuyện người lớn”. Càng say càng đắm, càng ngắm càng yêu, Nguyên biết mình phải cưới Duyên ngay, có như thế Duyên mới thuộc về mình mãi mãi. Tranh thủ nhà có công việc, Nguyên xin phép ông chủ cho mình về quê ít ngày, mục đích xin cha mẹ tổ chức lễ cưới cho mình và Duyên.
Kết cục buồn
Thấy người yêu lỗi hẹn, Duyên liền cho chàng “nốc ao”. Thế nên khi Nguyên gọi điện, nhắn tin cho mình, Duyên chẳng buồn nhắn lại bởi cô đã có người đàn ông khác để yêu. Còn Nguyên, cậu chỉ nghĩ cô bé giận mình vì đã lỗi hẹn. Sau gần chục ngày nhớ Duyên quay cuồng, Nguyên cũng thu xếp xong công việc gia đình để xuống gặp người yêu cho thỏa lòng mong nhớ. Vừa gặp Duyên, Nguyên mừng rỡ như người chết đi sống lại.
Chưa kịp ôm cô bé vào lòng, Nguyên bắt gặp cái nhìn hờ hững, gương mặt lạnh lùng của Duyên, cậu chết sững. Sau giây phút thất thần, Nguyên hỏi Duyên: “Em có còn yêu anh nữa không”. Duyên trả lời: “Có thì sao mà không có thì sao” rồi bỏ vào chỗ làm. Nghe câu trả lời của Duyên, trái tim Nguyên như có ai bóp nghẹt. Nguyên không hiểu mình đã làm gì sai để Duyên giận dỗi với mình đến như vậy. Vì không thể tiếp tục nói chuyện với Duyên để hỏi cho ra nhẽ bởi cô bé đã đến ca làm, Nguyên phi xe máy về nhà với bao hoài nghi trong đầu. Nguyên nghĩ mình nên quên Duyên vì mình chẳng bị thiệt thòi gì, thậm chí còn được là người đầu tiên của cô bé mà không phải chịu trách nhiệm... Nhưng càng cố quên Duyên, Nguyên càng nhớ cô bé da diết. Những hình ảnh mặn nồng, yêu thương ngày nào càng xuất hiện rõ nét hơn trong đầu Nguyên nên cậu tìm cách níu kéo. Khi thấy không thể cứu vãn tình yêu đầu tiên của mình, Nguyên nảy sinh ý định giết Duyên để không ai có thể có được người đẹp.
Nguyên nhắn tin xin gặp Duyên lần cuối và được cô bé đồng ý gặp tại một ngõ nhỏ ngay gần nơi làm việc. Khi vừa nhìn thấy Duyên, Nguyên cất tiếng: “Sao em không yêu anh nữa”, Duyên trả lời: “Em không thích, em không yêu anh nữa”. “Sao em không yêu anh nữa”, Nguyên hỏi, Duyên gắt gỏng trả lời “Không tại sao cả”. Nghe vậy, Nguyên cố vớt vát lần cuối: “Sau này chúng mình có quay lại được với nhau nữa không”. Đáp lại vẫn là câu nói lạnh như băng của Duyên: “Một đi không trở lại”. Không tin đấy là sự thật, Nguyên vội ôm Duyên vào lòng thì bị cô bé hất tay ra quát: “Không ôm gì hết”.
Đau đớn vì sự thật phũ phàng, người mình mong muốn được cưới làm vợ đã quyết dứt tình, Nguyên lấy con dao trong túi áo ra đâm liên tiếp nhiều nhát vào người Duyên. Trong cơn đau đớn, Duyên sợ hãi cầu xin nói sẽ yêu Nguyên nhưng tất cả đã quá muộn bởi Nguyên đã không còn lý trí, trái tim để suy xét mọi việc. Chỉ đến khi có người phát hiện ra sự việc, Nguyên mới vội vã dừng tay, bỏ trốn. Còn Duyên nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên may mắn sống sót.
Biết không thể trốn tránh được, Nguyên đã đến cơ quan công an đầu thú. Sau khi bị truy tố, đưa ra xét xử, Nguyên bị HĐXX TAND TP. Hà Nội tuyên phạt 21 năm tù giam (trong đó 17 năm tù về tộigiết người, 4 năm tù về tội Giao cấu với trẻ em).
Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người tham dự phiên tòa ấy bị ám ảnh: Trong phiên tòa xử Nguyên, không một ai trong gia đình bị cáo có mặt. Từ khi bắt đầu xét xử cho đến khi kết thúc, mỗi khi có cơ hội, Nguyên luôn ngoái lại đằng sau kiếm tìm người thân nhưng chẳng có ai. “Pháp luật sẽ trừng phạt Nguyên nhưng trong gia đình, Nguyên vẫn là đứa con cần sự quan tâm, động viên của cha mẹ để có động lực cải tạo tốt, sớm quay trở về với gia đình. Nhưng hình như cha mẹ Nguyên đã “quên” mất điều ấy thì phải” – luật sư Hồng nói.
* Theo lời kể của luật sư Phan Thị Lam Hồng (Giám đốc công ty luật TNHH Đông Hà Nội).
Phạm Văn Nguyên (SN 1989, Thái Nguyên) sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em. Khác với bạn bè cùng trang lứa, tuổi thơ của Nguyên là những tháng ngày sáng cắp sách đến trường, chiều phụ giúp cha mẹ công việc gia đình, đồng ruộng. Thế nên theo học được đến hết cấp 2, Nguyên nghỉ học, ở nhà phụ giúp cha mẹ.
Được một vài năm, Nguyên xuống Hà Nội làm thuê, làm mướn, kiếm tiền nuôi sống bản thân. Sau những tháng ngày nay làm việc ở đây, mai làm việc ở chỗ kia, thông qua sự giúp đỡ, giới thiệu của người quen, cuối cùng Nguyên xin được chân trông giữ xe. Công việc không quá vất vả, chỉ ngồi một chỗ trông giữ xe nên Nguyên “giết” thời gian bằng việc xem phim, xem ca nhạc trên truyền hình.
Bị cáo Phạm Văn Nguyên trong phiên tòa xét xử.
Một ngày đẹp trời, khi đang nghe ca nhạc, Nguyên vô tình ngước lên màn hình ti vi. Trên màn hình, ngoài khung hình ca sỹ đang biểu diễn, phía bên phải xuất hiện cái tên khá đẹp, Mỹ Duyên, kèm theo số điện thoại và lời nhắn: mong muốn được làm quen với nhiều bạn nam, nữ (Đây là chương trình ca nhạc có sự tương tác với khán giả. Theo đó, khán giả có yêu cầu gì có thể gọi điện trực tiếp hoặc nhắn tin nội dung lên tổng đài, những nội dung này sẽ được chạy trên màn hình trong chương trình ca nhạc – PV). Nhìn tên và số điện thoại hay hay, Nguyên vội lấy bút ghi lại, sau đó nhắn tinlàm quen với Mỹ Duyên.Qua những tin nhắn, những cuộc điện thoại, Nguyên được biết Mỹ Duyên khoảng 16 tuổi, chưa có người yêu. Cũng như Nguyên, sau khi thôi học, Duyên khăn gói từ Hòa Bình (quê Duyên) xuống Hà Nội kiếm việc làm. Vì cùng cảnh ngộ kiếm sống nơi đất khách quê người, Nguyên tìm được sự đồng cảm nơi Duyên. Còn Duyên, cô bé cũng cảm thấy thích Nguyên nên đã gửi cho Nguyên xem tấm hình mới nhất của mình. Nhìn cô bé có gương mặt xinh xắn, phổng phao, đầy nữ tính, Nguyên biết mình đã “phải lòng” Duyên. Thế nên khi biết được địa chỉ chỗ làm của Duyên, Nguyên đã vội vã đến gặp cô bé để thổ lộ tình yêu của mình. Nhận được cái gật đầu đồng ý làm người yêu của Duyên, Nguyên thấy mình là chàng trai may mắn và hạnh phúc nhất trần đời.
Để chứng tỏ tình yêu của mình, dù mưa gió, bão bùng, Nguyên vẫn không ngần ngại chở Duyên về quê. Có thể nói Duyên có một vị trí quan trọng trong trái tim Nguyên. Chỉ cần nhận được tin nhắn muốn về quê của Duyên, ngay lập tức Nguyên xin nghỉ làm, lấy xe máy đưa cô bé về và ngược lại.
Đang ấp ủ những ước mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ” với Duyên thì vào một ngày, Nguyên nhận được tin nhắn của Duyên nói lên đón cô bé xuống Hà Nội. Gặp nhau, thay vì xuống Hà Nội như dự tính ban đầu, Duyên rủ Nguyên đưa mình lên thành phố Hòa Bình chơi.
Sau khi đi chơi thấm mệt, đôi trẻ đi thuê nhà nghỉ ngủ qua đêm để sớm hôm sau xuống Hà Nội sớm. Và rồi chuyện gì đến cũng đến, trong đêm khuya vắng thanh tĩnh, cô bé Duyên đã chủ động “dâng trái cấm” cho người mình yêu (Duyên sinh ngày 23/1/1997, chưa đủ 16 tuổi khi quan hệ tình dục với Nguyên). Sau lần ấy, mỗi khi có cơ hội gần nhau, Nguyên và Duyên lại rủ nhau “làm chuyện người lớn”. Càng say càng đắm, càng ngắm càng yêu, Nguyên biết mình phải cưới Duyên ngay, có như thế Duyên mới thuộc về mình mãi mãi. Tranh thủ nhà có công việc, Nguyên xin phép ông chủ cho mình về quê ít ngày, mục đích xin cha mẹ tổ chức lễ cưới cho mình và Duyên.
Kết cục buồn
Thấy người yêu lỗi hẹn, Duyên liền cho chàng “nốc ao”. Thế nên khi Nguyên gọi điện, nhắn tin cho mình, Duyên chẳng buồn nhắn lại bởi cô đã có người đàn ông khác để yêu. Còn Nguyên, cậu chỉ nghĩ cô bé giận mình vì đã lỗi hẹn. Sau gần chục ngày nhớ Duyên quay cuồng, Nguyên cũng thu xếp xong công việc gia đình để xuống gặp người yêu cho thỏa lòng mong nhớ. Vừa gặp Duyên, Nguyên mừng rỡ như người chết đi sống lại.
Chưa kịp ôm cô bé vào lòng, Nguyên bắt gặp cái nhìn hờ hững, gương mặt lạnh lùng của Duyên, cậu chết sững. Sau giây phút thất thần, Nguyên hỏi Duyên: “Em có còn yêu anh nữa không”. Duyên trả lời: “Có thì sao mà không có thì sao” rồi bỏ vào chỗ làm. Nghe câu trả lời của Duyên, trái tim Nguyên như có ai bóp nghẹt. Nguyên không hiểu mình đã làm gì sai để Duyên giận dỗi với mình đến như vậy. Vì không thể tiếp tục nói chuyện với Duyên để hỏi cho ra nhẽ bởi cô bé đã đến ca làm, Nguyên phi xe máy về nhà với bao hoài nghi trong đầu. Nguyên nghĩ mình nên quên Duyên vì mình chẳng bị thiệt thòi gì, thậm chí còn được là người đầu tiên của cô bé mà không phải chịu trách nhiệm... Nhưng càng cố quên Duyên, Nguyên càng nhớ cô bé da diết. Những hình ảnh mặn nồng, yêu thương ngày nào càng xuất hiện rõ nét hơn trong đầu Nguyên nên cậu tìm cách níu kéo. Khi thấy không thể cứu vãn tình yêu đầu tiên của mình, Nguyên nảy sinh ý định giết Duyên để không ai có thể có được người đẹp.
Nguyên nhắn tin xin gặp Duyên lần cuối và được cô bé đồng ý gặp tại một ngõ nhỏ ngay gần nơi làm việc. Khi vừa nhìn thấy Duyên, Nguyên cất tiếng: “Sao em không yêu anh nữa”, Duyên trả lời: “Em không thích, em không yêu anh nữa”. “Sao em không yêu anh nữa”, Nguyên hỏi, Duyên gắt gỏng trả lời “Không tại sao cả”. Nghe vậy, Nguyên cố vớt vát lần cuối: “Sau này chúng mình có quay lại được với nhau nữa không”. Đáp lại vẫn là câu nói lạnh như băng của Duyên: “Một đi không trở lại”. Không tin đấy là sự thật, Nguyên vội ôm Duyên vào lòng thì bị cô bé hất tay ra quát: “Không ôm gì hết”.
Đau đớn vì sự thật phũ phàng, người mình mong muốn được cưới làm vợ đã quyết dứt tình, Nguyên lấy con dao trong túi áo ra đâm liên tiếp nhiều nhát vào người Duyên. Trong cơn đau đớn, Duyên sợ hãi cầu xin nói sẽ yêu Nguyên nhưng tất cả đã quá muộn bởi Nguyên đã không còn lý trí, trái tim để suy xét mọi việc. Chỉ đến khi có người phát hiện ra sự việc, Nguyên mới vội vã dừng tay, bỏ trốn. Còn Duyên nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên may mắn sống sót.
Biết không thể trốn tránh được, Nguyên đã đến cơ quan công an đầu thú. Sau khi bị truy tố, đưa ra xét xử, Nguyên bị HĐXX TAND TP. Hà Nội tuyên phạt 21 năm tù giam (trong đó 17 năm tù về tộigiết người, 4 năm tù về tội Giao cấu với trẻ em).
Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người tham dự phiên tòa ấy bị ám ảnh: Trong phiên tòa xử Nguyên, không một ai trong gia đình bị cáo có mặt. Từ khi bắt đầu xét xử cho đến khi kết thúc, mỗi khi có cơ hội, Nguyên luôn ngoái lại đằng sau kiếm tìm người thân nhưng chẳng có ai. “Pháp luật sẽ trừng phạt Nguyên nhưng trong gia đình, Nguyên vẫn là đứa con cần sự quan tâm, động viên của cha mẹ để có động lực cải tạo tốt, sớm quay trở về với gia đình. Nhưng hình như cha mẹ Nguyên đã “quên” mất điều ấy thì phải” – luật sư Hồng nói.
* Theo lời kể của luật sư Phan Thị Lam Hồng (Giám đốc công ty luật TNHH Đông Hà Nội).
Theo Phan Tuấn (Đời sống & Pháp luật)
No comments:
Post a Comment