Vời đời vua Hùng Vương, ở một miền quê cách xa kinh đô Phong Châu, có một cậu bé mồ côi cha mẹ, cậu thường đi theo những người lớn trong làng để đi săn bắn và đánh cá. Năm cậu lên tám tuổi, cậu có dịp được lên kinh đô và ở đó cậu may mắn đã được gặp Vua Hùng. Nhà vua thấy cậu bé thông minh và lém lỉnh nên đã nhận cậu làm con nuôi và đặt cho cái tên là Mai An Tiêm.
Lớn lên, Mai An Tiêm có sức khỏe rất tốt và đặc biệt là rất cần cù chăm chỉ làm việc. Vua Hùng thấy An Tiêm cũng đã lớn nên đã quyết định cưới một cô vợ cho An Tiêm. Sau đó vua cho hai vợ chồng đi phá rừng, phát quan nương rẫy và gieo trồng. Chả mấy lâu sau đó, An Tiêm đã dựng được đầy đủ nhà cửa, thóc lúa đầy kho và cuộc sống rất ấm no sung túc.
Các em đang nghe kể truyện cổ tích sự tích dưa hấu tại website http://tinhotrongngay.blogspot.com/
Thấy cuộc sống của An Tiêm rất vui vẻ và no ấm, bọn quan lại trong triều mới ganh tị và tâu với Vua rằng: “An Tiêm không hề nghĩ gì tới ơn của nhà vua, hắn con rằng tất cả những gì hắn đang có đều là do công sức và bàn tay hắn làm ra cùng vợ con”. Vua nghe thấy vậy nổi giận lôi đình và truyền luôn chỉ lệnh đày cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang ở biển đông. An Tiêm không được mang bất cứ thứ gì hết ngoài lương khô đủ dùng trong vài tháng và một con dao nhỏ.
Cả gia đình An Tiêm sau vài ngày lênh đênh giữa biển khơi thì cuối cùng con thuyền cũng đã cập bờ một hòn đảo hoang không có lấy một bóng người. Vì quá lo lắng cho gia đình và các con, người vợ An Tiêm đã khóc. Thấy vậy An Tiêm an ủi vợ:”Em đừng quá lo lắng, chúng ta còn có bàn tay có khối óc thì gian nan vất vả đến mấy chúng ta vẫn có thể vượt qua được nếu ý chí ta kiên cường”
Ngay ngày hôm sau, An Tiêm đã bắt tay ngay vào việc. Chàng thấy trên đảo không thể tìm ra nguồn nước ngọt nên chàng đã đão những chiếc hố thật sâu để những giọt nước bốc hơi ngưng tụ rơi xuống làm nước uống. Chàng cùng các con lấy đá và bẻ cây để dựng một chiếc lều nhỏ tránh mưa tránh nắng. Vợ của chàng thì ra ngoài bờ biển mò cua và bắt ốc để làm thức ăn.
Chàng may mắn đã tìm được những viên đá lửa rất lớn, chàng đánh chúng vào nhau và có thể nhóm lửa để nấu cua luộc ốc. Hàng ngày chàng cặm cụi đi xung quanh đảo để kiếm thêm các loại rau dại, các loại quả ăn cho đỡ khát.
Một hôm, trong lúc đang đi tìm quả dại, An Tiêm thấy một đàn chim ở đâu bay tới, chúng có tha theo một loại quả ruột màu đỏ. An Tiêm nghĩ chim ăn được thì người ăn cũng không sao, chàng ăn thử thì thấy ngọt ngọt và đỡ khát nước hẳn. An Tiêm nhanh trí mang hết số hạt mang về gieo để lấy quả ăn.
Ít ngày sau mấy hạt da mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Nàng Ba cũng giúp chồng sớm chiều săn sóc mấy dây dưa lạ. Vợ chồng hồi hộp trông thấy mấy cái hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con. Thấy nó lớn mãi như không bao giờ thôi, An Tiêm cũng không biết lúc nào nên hái.
Một buổi sớm tinh mơ, nghe tiếng quạ kêu ngoài bãi, nàng Ba bảo chồng:
- Ở đây hoang vắng, quạ không tụ họp bao giờ, nay chúng nó kêu inh ỏi một nơi, tất là có sự lạ. Anh ra xem thế nào!
An Tiêm ra đến bãi thì đàn quạ bay đi bỏ lại quả dưa chúng vừa mổ thủng vài nơi. Chàng cắt dưa về. Khi chàng bổ dưa ra, cả nhà lóa mắt vì mầu đỏ tươi của ruột dưa. Đây đó giữa mầu đỏ, có những hạt đen như hạt huyền và bọc ngoài một lớp vỏ trắng viền xanh. Hai đứa bé thèm nhỏ nước rãi, nàng Ba thì cứ tấm tắc khen quả trông ngon mắt. An Tiêm cẩn thận cắt cho mỗi người một mảnh nhỏ ăn thử. Bốn người như một, khen ngợi cái vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột lại còn thấy đỡ khát và khỏe người ra. Đến tra, An Tiêm mạnh dạn bổ hết quả dưa cho con ăn đến no.
Bấy giờ cả nhà An Tiêm mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm mầu dưa đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy, họ cứ trồng thêm ra mãi. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén, vì vậy thêm một gốc dưa là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Nhưng họ chăm sóc hết lòng, nhờ vậy giống dưa càng ngày càng sai, quả càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt. Cứ mỗi lần hái dưa, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.
Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ An Tiêm ra hoang đảo, vua yên trí rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả da lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.
No comments:
Post a Comment