Cuối tháng 7, đầu tháng 8, cũng là thời điểm mà nước ở những con sông, suối ở miền núi Quảng Ngãi cạn nhất. Vậy là cứ vào buổi sáng tầm từ 5-9 giờ và buổi chiều từ 14-17 giờ, hàng trăm hộ đồng bào thiểu số người Hrê, Ca Dong, Cor... lại í ới gọi nhau ra các con sông, suối trong vùng để đánh bắt cá.
Ngoài sử dụng lưới, chài, nhiều người còn sáng tạo ra dụng cụ bắn tên để bắt cá khá đơn giản. Đó là một ống tre hoặc trúc thẳng và dài 0,4-0,6m, với lỗ bên trong to khoảng bằng đầu đũa ăn cơm để làm nòng. Phần báng là một miếng gỗ dẹt có cột dây thun, hay cao su để làm lò xo đẩy. Còn tên là một đoạn sắt, thép nhỏ với một đầu mài nhọn; còn đầu kia được tán thành gờ và cột vào một đoạn dây cước.
Đang bắt cá trên sông Xà Lò, đoạn chảy qua xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), anh Đinh Văn Vút bộc bạch: Cứ đến mùa nắng thì số người trong các bản, làng ra đây đánh bắt cá nhiều lắm. Đánh bắt được ở con sông này nhiều nhất là cá mè, cá gáy, cá tràu (cá quả)...Nếu ngày đi 2 buổi cũng kiếm được trên 200.000 đồng/người. Hôm trúng mánh thì được 500.000 đồng/người/ ngày. Toàn bộ số cá đánh bắt được, người dân đem ra chợ huyện để bán.
Anh Phạm Văn Đin (ở xã Ba Liên, huyện Ba Tơ) tâm sự: Số tiền bán cá bắt được ở các con suối trong vùng tuy chỉ trung bình khoảng 250.000 đồng/ngày, thế nhưng với người đồng bào là một khoản thu nhập khá, cao gấp 1,5 lần so với đi chặt keo thuê.
Ngoài sử dụng lưới, chài, nhiều người còn sáng tạo ra dụng cụ bắn tên để bắt cá khá đơn giản. Đó là một ống tre hoặc trúc thẳng và dài 0,4-0,6m, với lỗ bên trong to khoảng bằng đầu đũa ăn cơm để làm nòng. Phần báng là một miếng gỗ dẹt có cột dây thun, hay cao su để làm lò xo đẩy. Còn tên là một đoạn sắt, thép nhỏ với một đầu mài nhọn; còn đầu kia được tán thành gờ và cột vào một đoạn dây cước.
Người dân săn cá bằng dụng cụ bắn tên tự chế.
Anh Đinh Văn Nhưng giải thích: Cột dây vào mũi tên là để khi bắn, cá không mang mũi tên chạy mất. Và với dụng cụ tự chế này, người dân đã bắt được cá to nằm trong hang, khe đá mà không thể dùng lưới, hay quăng chài để bắt được.Đang bắt cá trên sông Xà Lò, đoạn chảy qua xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), anh Đinh Văn Vút bộc bạch: Cứ đến mùa nắng thì số người trong các bản, làng ra đây đánh bắt cá nhiều lắm. Đánh bắt được ở con sông này nhiều nhất là cá mè, cá gáy, cá tràu (cá quả)...Nếu ngày đi 2 buổi cũng kiếm được trên 200.000 đồng/người. Hôm trúng mánh thì được 500.000 đồng/người/ ngày. Toàn bộ số cá đánh bắt được, người dân đem ra chợ huyện để bán.
Anh Phạm Văn Đin (ở xã Ba Liên, huyện Ba Tơ) tâm sự: Số tiền bán cá bắt được ở các con suối trong vùng tuy chỉ trung bình khoảng 250.000 đồng/ngày, thế nhưng với người đồng bào là một khoản thu nhập khá, cao gấp 1,5 lần so với đi chặt keo thuê.
Vào mùa nắng khi sông, suối bắt đầu cạn....
.... đồng bào thiểu số miền núi lại kéo nhau đi đánh bắt cá.
Cùng với lưới...
...quăng chài...
...người dân còn săn cá bằng dụng cụ bắn tên tự chế.
Kết quả sau nhiều giờ lội sông, suối.
Theo Công Xuân
No comments:
Post a Comment