Monday, August 3, 2015

Biện pháp: Làm sao để tránh biến chứng của bệnh tiểu đường

Tôi biết đường huyết cao lâu ngày sẽ dễ gây tổn thương, rối loạn
chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim,
mạch máu.
Trường hợp của tôi đường huyết cao nhưng vẫn tiêm bổ sung 
insulin đều đặn thì có còn những tổn thương nêu trên không? 
(Lâm Thị Hồng Ngọc).


benh-tieu-duong




Trả lời:
Chào bạn,
Các biến chứng nêu trên xuất hiện là do đường huyết cao lâu ngày. Do
đó cho dù có tiêm insulin mà vẫn chưa kiểm soát được đường huyết thì
vẫn có nguy cơ bị các biến chứng do tăng đường huyết. Điều quan trọng
là phải kiểm soát đường huyết tốt. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
đái tháo đường có thể khác nhau tùy mỗi người do sở thích, thói quen,
tập quán ăn uống. Về cơ bản, bạn cần nắm một số nguyên tắc quan trọng
như sau:
 - Kiểm soát lượng bột đường ăn vào. Điều này rất quan trọng trong việc
đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết.
 - Nên sử dụng nguồn bột đường (carbohydrate) từ rau, trái cây, ngũ cốc
 nguyên vỏ, sản phẩm từ sữa tốt thì hơn nguồn từ các thực phẩm chứa mỡ
và đường. Cần tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt.
 - Chọn chất bột đường có nhiều chất xơ, hấp thụ tối thiểu 130 g một ngày,
không quá 60% tổng năng lượng.
 - Chất đạm (protein): một g trên một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
 - Ăn cá ít nhất 3 lần một tuần.
 - Chất béo (lipid): Chọn loại mỡ không bão hòa.
 - Không nên uống quá một lon bia một ngày. 
 - Không hút thuốc.
Về vận động: Hình thức tập thể dục đơn giản và dễ áp dụng nhất là đi bộ
tổng cộng 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp.
Ở người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến
15 phút.
Chú ý, không nên luyện tập thể dục quá sức khi đường huyết chưa ổn định. 
Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện
tập nhằm tránh bị biến chứng nguy hiểm khi vận động.
Thân ái

No comments:

Post a Comment